Tư vấn về điều hòa
1. Điều hòa là gì?
Điều hòa không khí hay điều hòa nhiệt độ là duy trì không khí trong phòng ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch, và thay đổi thành phần không khí và áp suất không khí. Điều hòa không khí cưỡng bức thông qua thiết bị làm lạnh hoặc làm nóng, quạt gió, phun ẩm, hút ẩm làm khô, tạo khí ôxi, ion âm,...
2. Máy điều hòa hoạt động như thế nào?
Điều hòa hoạt động theo nguyên tắc đưa hơi nóng từ trong nhà ra bên ngoài để làm mát cho bạn và ngôi nhà của bạn. Không khí được làm mát bằng cách thổi qua một loạt các đường ống (dàn lạnh).
Dàn lạnh chứa đầy một chất lỏng đặc biệt gọi là chất làm lạnh, nó biến từ dạng lỏng thành dạng khí trong quá trình hấp thụ nhiệt từ không khí. Chất làm lạnh sau đó được bơm ra bên ngoài tới một cuộn dây khác, nơi nó xả lượng nhiệt đã hấp thụ và trở lại thành dạng lỏng. Cuộn dây bên ngoài này được gọi là cuộn dây ngưng tụ hay còn gọi là dàn ngưng.
Vì chất làm lạnh được ngưng tụ từ dạng khí, trở lại thành chất lỏng, giống như độ ẩm trên một cửa sổ lạnh. Một máy nén được dùng để di chuyển chất làm lạnh giữa hai cuộn dây và thay đổi áp suất của chất làm lạnh, nhờ đó tất cả các chất làm lạnh bay hơi hoặc ngưng tụ trong các cuộn dây thích hợp.
3. Công thức tính công suất điều hòa theo diện tích
Theo công thức thì cứ 1m2 sẽ dùng đến công suất 600btu vậy công thức tính Công suất = X ( m2) x 600Btu.
Vậy:
Phòng có diện tích dưới 15m2 sẽ sử dụng điều hòa với công suất 9.000Btu
Phòng có diện tính từ 15-20m2 sẽ sử dụng điều hòa với công suất 13.500Btu
Phòng có diện tích từ 20-30m2 sẽ sử dụng điều hòa với công suất 18.000Btu
Phòng có diện tích từ 30-40m2 sẽ sử dụng điều hòa với công suất 22.500Btu
4. Bộ lọc trong điều hòa có chức năng gì?
Bộ lọc cho dàn lạnh có chức năng loại bỏ các hạt bụi nhỏ xíu ra khỏi luồng không khí, vừa để giữ sạch cho hệ thống điều hòa không khí vừa loại bỏ các hạt bụi bẩn từ không khí.
Khi hoạt động, bộ lọc sẽ ngày càng bị dính nhiều bụi bẩn và lượng bụi bẩn quá nhiều bạn cần thay bộ lọc mới nếu không sẽ ảnh hưởng đến luồng khí lưu thông và ảnh hưởng đến môi trường. Thời gian thay phụ thuộc vào mức độ bụi bẩn của nguồn không khí và kích thước bộ lọc.
5. Bảo dưỡng điều hòa
Nên tiến hành quét bụi bẩn và các vật cản trong các cuộn dây và hệ thống thoát nước vào đầu mỗi mùa nóng. Nếu hệ thống không làm mát không khí như bình thường, đó cũng có thể là dấu hiệu trục trặc trong luồng khí hoặc chất làm lạnh của máy điều hòa nhà bạn. Những vấn đề này đều cần đến dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp.
6. Ống dẫn bị rò rỉ
Điều hòa không sản xuất đủ không khí lạnh có thể do rò rỉ ống dẫn khí. 20-40% năng lượng có thể bị tiêu hao khi ống dẫn khí bị rò rỉ (so với khi máy hoạt động bình thường). Ống dẫn bên ngoài cần phải được cách nhiệt tốt.
7. Giảm tải cho điều hòa
Giảm tải cho điều hòa bằng cách thiết kế ngôi nhà hiệu quả, hoặc giảm những nguồn nhiệt thải ra bên trong ngôi nhà.
Cách 1: tăng mức độ cách nhiệt hoặc cửa sổ che bớt ánh nắng mặt trời, hoặc giảm sự rò rỉ khí. Lợp mái "lạnh" cũng có thể giúp tiết kiệm điện năng cho gia đình bạn.
Cách 2: Giảm tải nhiệt bằng các thiết bị điện tử, ánh sáng không cần thiết, sử dụng các thiết bị vào những thời điểm mát trong ngày, dùng quạt để thổi bớt hơi nóng và độ ẩm trong nhà bếp, nhà tắm.
8. Một số cách cải thiện độ ẩm
Đừng đặt máy điều nhiệt vào chế độ "fan on" (bật quạt). Ở chế độ này, quạt luôn thổi không khí dù hệ thống làm mát có đang chạy hay không và quan trọng là hơi ẩm vẫn ở trong nhà.
Sử dụng quạt hút ẩm khi bạn làm những công việc tạo ra độ ẩm như nấu ăn, tắm, giặt, và các hoạt động tương tự như vậy sản sinh rất nhiều hơi ẩm trong nhà. Dùng quạt hút ẩm trực tiếp ra ngoài trời. Bạn cũng nên tránh phơi quần áo trong nhà ngoại trừ có máy sấy quần áo hút ẩm trực tiếp ra ngoài trời.
Không mở cửa sổ hoặc dùng quạt thông gió khi độ ẩm ngoài trời cao.