Tư vấn về điều hòa
Quy tắc vàng giúp trẻ nằm điều hòa không bị ốm
Việc trẻ em nằm điều hòa dễ mắc các bệnh cảm lạnh, bệnh về đường hô hấp, vậy các bà mẹ hãy nhớ quy tắc vàng giúp trẻ nằm điều hòa không bị ốm
Thời tiết vào đợt cao điểm nắng nóng 45-50 độ, điều hoà trở thành “vật bất ly thân” đối với cả người mẹ và em bé. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với nhiệt độ, nếu quá nóng, bé có thể sẽ bị nổi rôm sảy. Nếu quá lạnh, con đương nhiên sẽ bị ho, ốm và thậm chí là viêm phế quản. Làm thế nào để trẻ nằm điều hòa như thế nào để đảm bảo giấc ngủ cho bé trong thời tiết nắng nóng như vậy, tuân thủ những quy tắc bảo dưỡng điều hòa sạch sẽ cho căn phòng của bạn, và một số mẹo sau để bé có thể nằm điều hòa một cách thoải mái nhất.
Tránh bật thẳng điều hòa vào khu vực ngủ của bé
Trẻ nhỏ có hệ hô hấp còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu, bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Những triệu chứng phổ biến của bé là ho, sốt, ngạt mũi… có thể xuất hiện sau khi nằm điều hòa trong thời gian lâu. Giữ vệ sinh sạch sẽ và tạo độ ẩm cho phòng.
Cha mẹ nên giữ nhiệt độ trong phòng cho bé ở 26-28 độ
Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, nhất là trẻ non tháng. Trẻ sơ sinh nếu để trần truồng trong phòng với nhiệt độ 23 độ C thì sẽ bị cảm lạnh nằm điều hòa không bị ốm
Sau khi sinh nếu trẻ đủ tháng đã được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 độ C – 37,5 độ C. Nếu trẻ được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 26 độ C – 28 độ C. Ở nhiệt độ này đối với người lớn, nhất là người mập mạp thì có khi là còn nóng bức nhưng đối với trẻ là lạnh và phải mặc đủ như đã nói. Vì thế, người lớn không nên quyết định nhiệt độ trong phòng có trẻ mới sinh theo sự thoải mái của mình. nằm điều hòa không bị ốm
Vệ sinh điều hòa trước khi bước vào mùa nắng nóng:
Sau một thời gian dài điều hòa nhà bạn không sử dụng, mới bật trở lại sau một mùa đông dài cần được vệ sinh sạch sẽ, nạp ga điều hòa , rũ bỏ bụi trong tấm lưới lọc để tránh các loại nấm mốc, vi khuẩn hay mầm bệnh lưu trú lâu ngày trong máy làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.nằm điều hòa không bị ốm
Việc vệ sinh này cũng rất đơn giản, mẹ có thể nhờ ông xã tự làm bằng cách dùng chổi quét sạch bụi trên tấm lưới lọc, nếu điều hòa có những dấu hiệu xuống cấp, không còn hoạt động bình thường, bạn nên gọi thợ sửa điều hòa, để kiểm tra và bảo dưỡng điều hòa ,để chuẩn bị cho một mùa hè dùng điều hòa thường xuyên và liên tục nằm điều hòa không bị ốm
Tránh sự thay đổi đột ngột nhiệt độ với luồng khí nóng bên ngoài
Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài. Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.nằm điều hòa không bị ốm
Trên đây là một số quy tắc vàng giúp các bậc cha mẹ, giúp con trẻ nằm điều hòa không sợ bị ốm, hy vọng bài viết này cung cấp thêm kiến thức bổ ích cho gia đình bạn!nằm điều hòa không bị ốm