Tư vấn về điều hòa
Thông thường thân nhiệt của phụ nữ sau sinh và em bé cao nên lúc nào cũng thấy nóng nực mà giải pháp tốt nhất mọi người thường nghĩ tới là sử dụng Điều hòa nhưng nếu chúng ta không sử dụng Điều hòa đúng cách có thề gây hại cho mẹ và bé. Sau đây chuyên gia sửa Điều hòa sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng Điều hòa cho người sau sinh được thoải mái an toàn mà không lo gặp nguy hiểm.
Xem thêm: Cách lắp Điều hòa trong phòng ngủ
HOTLINE: 024.35149453 – 0967856398
Để nhiệt độ bao nhiêu là hợp lý?
Không nên để nhiệt độ trong phòng quá lạnh, vừa đỡ hại cho sức khỏe, vừa đỡ tốn điện. Sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng với môi trường bên ngoài càng ít càng tốt. Nhà có trẻ nhỏ, nên để nhiệt độ khoảng 280C – 290C là tốt nhất. Tất nhiên mẹ phải xem xét giữa công suất Điều hòa, diện tích phòng, loại Điều hòa có làm lạnh sâu không để điều chỉnh nhiệt độ hợp lý.
Không nên để nhiệt độ thấp kéo dài liên tục trong đêm. Tránh mở cửa hay để không khí bên ngoài tràn vào phòng Điều hòa quá nhiều.
Có thể tắt Điều hòa 15 phút trước khi ra khỏi phòng mà vẫn giữ nguyên nhiệt độ trong phòng như khi bật Điều hòa.
Dùng Điều hòa hợp lý
– Nếu dùng Điều hòa nhiệt độ hợp lý: mẹ và bé sẽ tránh được những thay đổi bất thường của thời tiết, hạn chế tình trạng viêm mũi, các bệnh phế quản.Tuy nhiên, bạn nên cho bé mặc áo dài tay, để nhiệt độ khoảng 27 – 29 độ C. Đặt máy cân bằng độ ẩm hoặc chậu nước trong phòng.
Mách bạn cách sử dụng Điều hòa hợp lý nhất bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé
Chúng ta thường nghĩ đơn giản, cứ bật Điều hòa lên, điều chỉnh nhiệt độ là được. Nhưng thực tế thì xung quanh việc dùng Điều hòa, nhất là dùng cho trẻ nhỏ còn cần phải quan tâm đến khá nhiều yếu tố khác. Nếu bỏ qua những yếu tố này, rất có thể, Điều hòa sẽ không những không làm cho bạn và em bé nhà bạn thấy dễ chịu hơn, mà có khi còn phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe.
Bật Điều hòa nhiệt độ cao và để một chậu nước hoặc dùng máy tạo ẩm để giữ ẩm không khí là cách lựa chọn của nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bác sỹ nhi khoa lại có cách nhìn khác về vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Không nên dùng máy tạo ẩm hay đưa chậu nước vào phòng bật Điều hòa vì như thế quá ẩm. Các nhà sản xuất đã tính toán để tạo ẩm cho Điều hòa rồi. Phòng đóng kín, ẩm quá có thể khiến vi khuẩn, virus phát triển hơn”.
Ngoài việc không nên để phòng quá ẩm, dùng Điều hòa đồng nghĩa với việc bạn phải đóng kín cửa, không khí bị khóa lại bên trong. Nhưng với trẻ nhỏ, việc lưu thông không khí lại hết sức quan trọng.
PGS.TS NGuyễn Tiến Dũng cho biết thêm: “Các gia đình cần tạo sự thông thoáng, lưu thông không khí bằng cách làm một cái quạt thông gió trong phòng”.
Như vậy, thay vì mua một chiếc máy phun sương tạo ẩm, chúng ta nên lắp một chiếc quạt thông gió trong phòng của trẻ. Còn nếu như đã có quạt thông gió, bạn hãy nhớ bật nó lên khi sử dụng Điều hòa. Thêm nữa, nhiệt độ Điều hòa ở mức bao nhiêu cho phù hợp cũng là băn khoăn của không ít người.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, đối với trẻ con bạn nên bật nhiệt độ cao và quan trọng là phải phụ thuộc vào nhiệt độ phòng. Có thể bật từ 28- 30 cho trẻ sơ sinh. Còn trẻ lớn hơn thì có thể điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn. Người lớn thì để nhiệt độ phụ thuộc từng người. Miễn sao thấy thoải mái, dễ chịu là được. Nếu nhà bạn đang có trẻ nhỏ, bạn nên sắm một chiếc nhiệt kế trong nhà.
Một số điểm lưu ý khi sử dụng Điều hòa cho trẻ
– Nên căn cứ vào nhiệt độ phòng để bật Điều hòa cho hợp lý. Với trẻ sơ sinh, nhiệt độ lý tưởng là khoảng 28-30 độ. Trẻ lớn hơn thì nhiệt độ có thể thấp hơn.
– Nên bật quạt thông gió khi sử dụng Điều hòa.
– Không nên để phòng quá ẩm. Tốt nhất là không nên dùng máy tạo ẩm trong phòng Điều hòa.
Tuy nhiên, nếu thời tiết không nóng bức thì không cần thiết phải cho em bé sử dụng Điều hòa. Gió và khí trời tự nhiên, thậm chí là gió quạt vẫn là tốt nhất cho bé và tất cả chúng ta.
Điều hòa sẽ tạo cho bé một không gian mát mẻ trong ngày nắng oi ả. Nhưng nếu sử dụng Điều hòa không đúng cách, sẽ dẫn tới phản tác dụng, ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Bé “nghiện” Điều hòa dễ bị tăng các nguy cơ bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và bệnh dị ứng đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang và hen suyễn.
Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Khi bé ở ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, tránh cho trẻ vào ngay phòng dùng Điều hòa quá lạnh. Mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi một lát ở phòng không bật Điều hòa khoảng vài phút rồi mới để bé vào phòng bật Điều hòa.
Nên để nhiệt độ Điều hòa ở phòng có trẻ con khoảng 280C – 290C để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc sự chênh lệch nhiệt độ quá nhiều.
Nếu bé muốn ra ngoài, mẹ lại mở cửa phòng, cho bé đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh. Nên hạn chế việc cho bé ra vào phòng Điều hòa thường xuyên để tránh hiện tượng thay đổi đột ngột với những ngày trời quá nắng nóng.
Chăm sóc bé ở trong phòng Điều hòa nhiều
Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức và bé ở phòng Điều hòa nhiều, để tránh hiện tượng mất nước khi ở lâu trong phòng bật Điều hòa. Hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm cơ chế bảo vệ tại chỗ vệ sinh đường thở.
Nên nhỏ mũi thường xuyên cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể, tránh khô mũi.
Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước cam nước chanh, bột sắn dây.
Khi ngủ, hãy đắp cho bé một tấm chăn mỏng, đặc biệt chú ý che kín vùng bụng, tránh sau khi trẻ ngủ say lỗ chân lông giãn nở và bị cảm lạnh.
Vệ sinh Điều hòa và vệ sinh phòng
Mẹ chú ý về việc vệ sinh Điều hòa định kỳ, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Nếu không, Điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho trẻ em. Phòng bật Điều hòa thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật Điều hòa, mở cửa phòng cho thoáng khí.
Không nên ở phòng Điều hòa quá lâu
Ngoài giấc ngủ ban đêm bật Điều hòa liên tục, thời gian còn lại trong ngày, không nên để bé ở phòng Điều hòa quá lâu, khoảng 4 giờ liên tục. Tốt nhất, khoảng 2 – 3 giờ, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần.