Tư vấn về điều hòa
Gas là môi chất lạnh của Điều hòa, giúp Điều hòa làm lạnh môi trường xung quanh khi hoạt động. Môi chất này hoạt động trong vòng tuần hoàn khếp kín. Có rất nhiều loại gas khác nhau như: R22, R11, R12, R14, R13, R502, R134A, R134B, RC318, R115, NH3, H20 nhưng ta chủ yếu dùng R22, NH3 hay R134A.
Nồng độ Gas lạnh rất quan trọng trong hệ thống làm lạnh, nếu thiếu gas thì hệ thống làm lạnh kém hiệu quả, quá trình làm lạnh diễn ra chậm, năng suất lạnh thấp, làm hao tốn năng lượng, không tốt cho thiết bị đặc biệt là block
Nếu dư Gas thì càng nguy hiểm hơn, nó có thể làm hư Block
Thông thường thì các Điều hòa thường thiếu Gas, hiện tượng dư Gas chỉ xảy ra khi nhân viên lắp ráp máy châm Gas thiếu kinh nghiệm, hay thiết bị bơm Gas kém chất lượng, dẩn đến sai thông số, hay thông số trên thiết bị bị mất và bơm Gas dư. Ngày nay để có thể tránh các hiện tượng như vậy thì các nhà sãn xuất đã ghi thông số gas, áp suất hồi làm việc trên tem và gắn lên bên hông giàn nóng.
Các bước tiến hành như sau:
+ Chuẩn bị dây xạc Gas:
+ Đồng hồ đo áp suất
+ Bình Gas
Thứ tự thao tác bơm xạc:
Gắn một đầu dây dài vào đồ hồ đo, một đầu còn lại gắn vào giàn nóng tại cái đai ốc xạc gas. Nhìn kim chỉ trên đồng hồ xem lượng Gas. Nếu bình thường thì không làm gì và có hai trường hợp
+ Dư gas
+ Thiếu gas
Chú ý: Khi bơm hay xả Gas thì phải xả hết khí trong đường ống bơm Gas và trong đồng hồ. Phải không để không khí có trong Gas, nếu có không khí sẻ ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm lạnh của Điều hòa.
Sau khi cân chỉnh lượng gas phù hợp thì khóa van ở bình gas trước, sau đó khóa van ở dàn nóng, tiếp theo là khóa van ở đồng hồ đo, thao tác như vậy sẻ tránh được thất thoát Gas.
Và tất cả các thao tác trên được cân chỉnh trong lúc máy hoạt động, sau đó để máy chạy khoảng 30 đến 60 phút và kiểm tra lại sự ổn định để hoàn tất việc kiểm tra và bơm gas Điều hòa.